A3_Pro Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A3_Pro Forum

~[ MEMORIES ]~
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Newton III

Go down 
Tác giảThông điệp
Khoai_lang_nuong
Gà Xé Phay
Gà Xé Phay
Khoai_lang_nuong


Tổng số bài gửi : 225
Age : 33
Registration date : 28/12/2007

Newton III Empty
Bài gửiTiêu đề: Newton III   Newton III EmptySat Jan 05, 2008 11:08 am

Newton đã xây dựng lý thuyết cơ họcquang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu
suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã
phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông
đã để cho John Wallis
công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng
không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này
nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy
giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.
Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất
thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ
các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các
ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng
thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng
giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton,
một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công
nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết
luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.
Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.
Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông,
thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi
người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica
phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập
dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định
ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.
Newton đã một mình đóng góp cho khoa học
nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã
vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên
một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác
hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của
phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của
khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt
cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.
Tuy các phương pháp của Newton rất lôgic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân.
Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh
thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.
Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus
sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định
nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của
ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán họccơ học.
Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các
bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên
Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị
cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông
đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể
tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công
nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.
Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng
nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết:


Nature and Nature's laws lay hid in nightGod said, Let Newton be!and all was light
Tự nhiên im lìm trong bóng tốiChúa bảo rằng Newton ra đời!Và ánh sáng bừng lên khắp lối
Về Đầu Trang Go down
 
Newton III
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Newton I
» Newton II

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A3_Pro Forum :: Góc Học Tập :: -
Chuyển đến