A3_Pro Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A3_Pro Forum

~[ MEMORIES ]~
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Từ trường

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Lightdragon
Administrator
Administrator
Lightdragon


Tổng số bài gửi : 141
Age : 33
Location : HCM
Registration date : 26/12/2007

Từ trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ trường   Từ trường EmptyFri Dec 28, 2007 5:35 am

1. Tương tác từ

a) Tương tác giữa hai nam châm. Từ lâu người ta đã biết các nam châm tương tác với nhau: các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau (H.46.1). Tương tác giữa hai nam châm với nhau gọi là tương tác từ.

b) Tác dụng của dòng điện lên nam châm. Đến đầu thế kỉ 19, Ơcxtet, nhà vật lí người Đan Mạch (1777 - 1851), đã phát hiện dòng điện cũng tác dụng lên một kim nam châm đặt gần nó (H.46.2). Thí nghiệm này có ý nghĩa rất lớn. Nó chứng tỏ rằng chẳng những nam châm tác dụng lên nam châm mà dòng điện cũng có khả năng tác dụng lên nam châm. Điều đó có nghĩa là nam châm (từ) và dòng điện (điện) có mối liên quan với nhau.

c) Tác dụng giữa hai dòng điện. Ta hãy làm thí nghiệm như trên hình 46.3. Khi không có dòng điện chạy trong các dây dẫn AB và chuyển động thì các dây dẫn này ở vị trí như các đường rời nét. Nhưng khi cho dòng điện chạy qua thì chúng ở vị trí như các đường liền nét trên hình 46.3. Điều đó có nghĩa là khi hai dây dẫn mang dòng điện đặt gần nhau chúng sẽ tương tác với nhau (hai dây dẫn mang hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau (H.46.3a), hai dòng điện cùng chiều thì hai dây dẫn đó hút nhau (H.46.3b)).

Thí nghiệm này chứng tỏ không phải dòng điện chỉ tác dụng lên nam châm mà nó còn có thể tác dụng lên một dòng điện khác. Điều đó một lần nữa lại chứng tỏ rằng hiện tượng từ và hiện tượng điện có liên quan với nhau.

d) Khái niệm tương tác từ. Trước kia người ta nghĩ rằng các hiện tượng điện và hiện tượng từ là những hiện tượng độc lập với nhau, có bản chất khác hẳn nhau. Nhưng sau thí nghiệm Ơcxtet người ta đã thay đổi quan niệm. Hện tượng vật lí học cho rằng tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện là có cùng bản chất. Vì vậy các tương tác nói trên đều được gọi chung là tương tác từ và lực tương tác trong các trường hợp trên được gọi là lực từ.

e) Tương tác điện và tương tác từ. Hai hạt mang điện gần nhau thì giữa chúng bao giờ cũng có tương tác điện nhưng không phải bao giờ cũng có tương tác từ. Ta hãy làm thí nghiệm sau đây. Bỏ đoạn dây nối AC trong hình 46.3b để cho dây AB có dòng điện còn dây chuyển động chỉ có điện tích đứng yên (H.46.3c). Khi đó không có lực từ tác dụng lên dây dẫn. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi cả hai dây dẫn AB và chuyển động cùng có dòng điện, nghĩa là có dòng êlectrôn tự do di chuyển trong dây dẫn thì giữa chúng mới có tương tác từ. Nhiều thí nghiệm chứng tỏ tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện chuyển động và không có liên quan đến điện trường của các điện tích.

2. Khái niệm từ trường

a) Khi khảo sát tương tác từ giữa hai dòng điện cũng nảy sinh câu hỏi tương tác như khi khảo sát tương tác điện. Các dòng điện hay nói chính xác hơn là các hạt mang điện chuyển động tương tác với nhau như thế nào?

Ngày nay người ta nói rằng tác dụng từ của dòng điện thứ nhất lên dòng điện thứ hai đặt gần nó là nhờ một dạng vật chất phân bố liên tục, tồn tại xung quanh dòng điện thứ nhất. Dạng vật chất đó gọ là từ trường. Từ trường luôn luôn gắn liền với dòng điện, cũng như điện trường luôn luôn gắn liền với điện tích.

Tính chất cơ bản của từ trường là nó tác dụng lực (lực từ) lên dòng điện, lên nam châm, hay nói tổng quát là lên các hạt mang điện chuyển động trong nó. Dựa vào tính chất này mà người ta nhận biết được sự có mặt của từ trường và khảo sát các đặc trưng của nó.

Dựa vào những điều vừa nói ta có thể trả lời câu hỏi nêu ở trên như sau: dòng điện thứ hai đặt trong từ trường của dòng điện thứ nhất và từ trường này đã tác dụng lực từ lên dòng điện thứ hai.

Từ trường của dòng điện thứ hai cũng tác dụng lên dòng điện thứ nhất, vì dòng điện thứ nhất đặt trong từ trường của nó.

b) Nguồn gốc gây ra từ trường của dòng điện là các hạt mang điện chuyển động. Từ trường của nam châm cũng có cùng nguồn gốc như trên.

c) Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện chuyển động và tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong đó.

Có cả BT trắc nghiệm khá hay nè
http://onthi.com/?a=OT&ot=LT&hdn_lt_id=347
Về Đầu Trang Go down
https://a3pro.yoo7.com
Khoai_lang_nuong
Gà Xé Phay
Gà Xé Phay
Khoai_lang_nuong


Tổng số bài gửi : 225
Age : 33
Registration date : 28/12/2007

Từ trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ trường   Từ trường EmptyFri Dec 28, 2007 8:36 pm

Hèy hey héy...Chôm bài của anh Đăng à....... affraid .Up tao lên admin mày lol!
Về Đầu Trang Go down
blackphoenix^^
Moderator
Moderator
blackphoenix^^


Tổng số bài gửi : 303
Age : 32
Location : FIRE.......!!!
Registration date : 28/12/2007

Từ trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ trường   Từ trường EmptyMon Dec 31, 2007 7:32 pm

em đề nghị phần quang đi chứ cái từ trường khô khan quá, mà sau này quang hình rất quan trọng nên phải học chứ cyclops
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Từ trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ trường   Từ trường Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Từ trường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A3_Pro Forum :: Góc Học Tập :: -
Chuyển đến