A3_Pro Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A3_Pro Forum

~[ MEMORIES ]~
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Newton II

Go down 
Tác giảThông điệp
Khoai_lang_nuong
Gà Xé Phay
Gà Xé Phay
Khoai_lang_nuong


Tổng số bài gửi : 225
Age : 33
Registration date : 28/12/2007

Newton II Empty
Bài gửiTiêu đề: Newton II   Newton II EmptySat Jan 05, 2008 11:08 am

Sự nghiệp


Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi nên được đưa đến Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger BaconRené Descartes.
Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian
ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không
được công bố ngay.
Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert HookeEdmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫncơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).
Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình
của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của
Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi
trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần
đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại
của sao chổi Halley.
Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi
nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra
và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.
Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình
bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học.
Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:

  1. Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
  2. Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.
  3. Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
  4. Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.

Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là
một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện
các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của
tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào
thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý
luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài
toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương
pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của AristotelesThomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks
(Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại
của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay
cho "triết lý về tự nhiên":
Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên
cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng
hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng
quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất
phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và
tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ
đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát
nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các
nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng
hệ quả.
Về Đầu Trang Go down
 
Newton II
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Newton I
» Newton III

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A3_Pro Forum :: Góc Học Tập :: -
Chuyển đến